Magento Là Gì? Tại Sao Các Doanh Nghiệp Việt Nên Sử Dụng Magento?

Magento Là Gì? Tại Sao Các Doanh Nghiệp Việt Nên Sử Dụng Magento?

Magento là gì? Vai trò của Magento đối với doanh nghiệp Việt Nam như thế nào? Đây là câu hỏi của nhiều doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay. Đặc biệt các doanh nghiệp mới tiếp cận đến các nền tảng thương mại điện tử thì câu hỏi “Magento là gì?” càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Cụ thể hơn, trong thời kỳ phát triển không ngừng nghỉ của công nghệ, không thể phủ nhận tầm quan trọng của eCommerce trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Trong vài năm trở lại đây, cụm từ “Magento Việt Nam” hay “Magento Vietnam” đang dần trở thành những từ khóa được tìm kiếm nhiều trong giới doanh nghiệp Việt. Magento nói riêng hay thương mại điện tử nói chung đang đóng góp không nhỏ trong công cuộc chuyển đổi số và mua sắm trực tuyến hiện nay.

Vậy Magento là gì? Nó có đóng góp gì trong quá trình xây dựng eCommerce website cho doanh nghiệp? Magento có thực sự là nền tảng thương mại điện tử hàng đầu? Trong bài viết sau đây, SmartOSC  xin chia sẻ toàn bộ những thông tin bạn cần biết về Magento.

Magento là gì? Tổng quan về Magento

Magento là một nền tảng eCommerce giúp tạo ra 1 hệ thống web thương mại điện tử. Được khởi tạo từ Zend Framework, nó sử dụng các mô hình MVC để quản lý và lưu trữ dữ liệu.

Magento là gì? Tổng quan về Magento

Magento cung cấp hai nền tảng khác nhau:

  • Magento Open-source (trước đây là Magento Community Edition)
  • Magento Commerce: phiên bản thứ hai có sẵn trong phiên bản on-premises (trước đây là Magento Enterprise Edition) hoặc dưới dạng platform-as-a-service (trước đây là Magento Enterprise Cloud Edition).

Ngoài ra, có hai nền tảng trước đó là Magento Professional Edition và Magento Go.

Magento Open Source là phiên bản miễn phí của Magento có sẵn. Trong khi đó phiên bản Magento Commerce là bản trả phí, thường được các doanh nghiệp lớn sử dụng.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về Magento open-source là gì và Magento Commerce là gì bằng cách đọc thêm bài viết dưới đây.

Lịch sử hình thành Magento

Magento khởi đầu là 1 công ty Varien của Ý.

  • 2007: Phát triển bởi Roy Rubin và Yoav Kutner. Phiên bản đầu tiên được ra mắt vào tháng 8 năm 2007
  • 2008: Được đặt tên là Bento. Phiên bản cộng đồng đầu tiên được giới thiệu vào tháng 6 năm 2008.
  • 2009: Magento có số người sử dụng tăng mạnh. Bản trả phí được phát hành vào tháng 4 năm 2009
  • 2011: eBay đầu tư mua Magento, với mục tiêu phát triển Magento Enterprise (phiên bản Magento chuyên nghiệp tích hợp các tính năng mạnh mẽ nhất cho các website “khủng” của các shop bán hàng lớn) và Magento Go (phiên bản Magento có trả phí hàng tháng, chủ yếu bao gồm dịch vụ Hosting cho website của người sử dụng)
  • 2015: Magento chính thức dừng cung cấp dịch vụ Magento Go
  • 2017: Quỹ đầu tư Hillhouse đầu tư 250 triệu USD vào Magento
  • 2018: Adobe mua lại Magento với giá 1.68 tỷ USD, Adobe đã tìm cách đa dạng hóa các sản phẩm truyền thông kỹ thuật số khiến nó trở thành một trong những công ty phần mềm lớn nhất thế giới và việc mua lại Magento lần này thể hiện mục tiêu tiến sâu vào ngành thương mại điện tử.
  • 2021: Magento Commerce được Adobe sáp nhập với Adobe Commerce Cloud, đổi tên thành Adobe Commerce vào tháng 4/2021. Lý do Adobe làm điều này là vì muốn đưa nền tảng thương mại điện tử đến nhiều nhóm khách hàng thuộc nhiều ngành nghề khác nhau hơn.

Magento là gì? Tại sao nên sử dụng Magento?

Có hàng nghìn nền tảng eCommerce trên thế giới, vậy điều gì khiến Magento trở nên nổi bật?

Magento là gì? Tại sao nên sử dụng Magento?

Magento phù hợp với nhiều loại doanh nghiệp khác nhau

Khác với tại nước ngoài, Magento chủ yếu được sử dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Ở Việt Nam, các doanh nghiệp từ trung bình đến lớn lại phù hợp hơn với nền tảng này. Nguyên do chính nằm ở việc Magento bản chất là một open source nên rất dễ tích hợp với các hệ thống khác.

Related Articles:   Cách hoạt động của phần mở rộng Social Connect Magento 2?

Magento là nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở

Khi nhắc đến các nền tảng eCommerce có thể nghĩ ngay đến các platform open-source (mã nguồn mở) và close-source (mã nguồn đóng)

  • Với các nền tảng open-source khác (vd: WooCommerce): có thể khẳng định được vị thế của Magento cũng bởi vì khả năng tích hợp của nó.
  • Với các nền tảng close source (vd: demandware vs hybrid): khả năng tích hợp của chúng rất khó và đắt

Vậy nên, việc lựa chọn một mã nguồn mở luôn đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong tương lai hơn. Chẳng hạn như bạn có thể tích hợp các cổng thanh toán hoặc các loại kết nối dễ dàng hơn với chi phí hợp lý. Điều này giúp doanh nghiệp bạn dù phát triển lớn như nào thì Magento vẫn hoàn toàn có thể thay đổi, thích nghi để phù hợp với doanh nghiệp bạn.

Magento sở hữu hệ sinh thái mạnh mẽ

Một lý do nữa khiến doanh nghiệp bạn nên sử dụng Magento là bởi vì hệ sinh thái Magento cũng như cộng đồng của Magento rộng lớn và phong phú. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn các theme hoặc tích hợp các tiện ích (extension) của Magento hoặc của các bên thứ 3 vào để sử dụng.

Đặc biệt Magento phiên bản 2 có nhiều nâng cấp, thân thiện người dùng và giúp các doanh nghiệp dễ dàng tích hợp các tính năng như phần mềm CRM, Accounting, Payment Gateways và các hệ thống phần mềm HRM.

Trở ngại của các doanh nghiệp khi sử dụng Magento là gì?

Chi phí đắt đỏ

Đây chính là trở ngại lớn nhất của các doanh nghiệp khi sử dụng Magento. Tuy rằng có hai phiên bản miễn phí và trả phí nhưng phiên bản miễn phí lại giới hạn rất nhiều tính năng, trong khi chi phí của bản trả phí lại lên đến 18,000$ – 40,000$ hoặc hơn. Hơn nữa, đây chỉ là chi phí duy trì hệ thống trong 1 năm.

Câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp là liệu rằng có thật sự đáng bỏ ra từng đó chi phí chỉ để sử dụng toàn bộ tính năng của Magento hay không? Đây là một mức chi phí mà đến các doanh nghiệp lớn cũng phải cân nhắc ít nhiều.

Đối tác, lập trình viên Magento hiếm hoi

Giải quyết bài toán chi phí đắt đỏ trên, nhiều doanh nghiệp đã quyết định chọn bản miễn phí tức Magento Open-source và tuyển dụng hoặc làm việc với các đội ngũ lập trình viên Magento để tích hợp các tính năng như bản trả phí.

Tuy nhiên, vì Magento là một nền tảng khó nên đòi hỏi lập trình viên phải có kinh nghiệm và kiến thức về Magento lâu năm mới có thể xử lí được. Hơn nữa, các lập trình Magento lại không có nhiều nên chủ yếu các doanh nghiệp thường chọn cách liên lạc với các đối tác của Magento để làm việc. Vì dù sao đây cũng là một nền tảng rất đáng để đầu tư lâu dài.

Các tính năng của hệ thống Magento là gì?

Các tính năng cơ bản của Magento

Magento cung cấp các tính năng cơ bản của một website thương mại như:

  • Quản lý sản phẩm, ngành hàng, kho hàng: Tích hợp nhiều hình ảnh, tùy chọn đánh giá sản phẩm, danh mục ưa thích và quản lý xuất nhập khẩu tồn kho.
  • Quản lý User: Nhanh chóng tạo, update tài khoản, lịch sử giao dịch, danh mục ưa thích, địa chỉ, giỏ hàng…
  • Dịch vụ khách hàng: Tăng cường các tính năng, hình thức liên hệ khách hàng, theo dõi toàn diện, dịch vụ email.
  • Thanh toán: Nhiều phương thức thanh toán như thẻ tín dụng, Paypal, Authorize.net, Google Checkout, hỗ trợ các module thanh toán bên ngoài như CyberSource, ePay, eWAY,…
  • Công nghệ tìm kiếm: Nhanh chóng, tiện lợi, hỗ trợ tìm kiếm trên Google SiteMap.
  • Hỗ trợ ngôn ngữ và quy đổi tiền tệ.
  • Công cụ khuyến mãi và tiếp thị: Phiếu giảm giá, khuyến mãi và nhiều tùy chọn.
  • Phân tích và báo cáo: Tích hợp với dịch vụ Google Analytics và cung cấp nhiều báo cáo.
Related Articles:   Nguyên tắc đơn giản và mượt mà để định cấu hình email không thanh toán được trong Magento 2

Các tính năng nổi bật của Magento so với các nền tảng khác

Các tính năng nổi bật của Magento so với các nền tảng khác

Magento đã vượt qua khỏi các tính năng hạn chế của mã nguồn mở và có được các tính năng hữu ích nhất trong một phiên bản miễn phí, trong đó nổi bật nhất là:

  • Wish Lists: chia sẻ, lưu trữ sản phẩm, danh sách sản phẩm cho mỗi user.
  • Multi store/mall feature: nhiều cửa hàng, kho hàng, điểm bán hàng.
  • Email lists: danh sách Email, lọc, sắp xếp và lưu trữ, phục vụ cho việc marketing.
  • Compare products: so sánh, đối chiếu sản phẩm.
  • Bundle/Grouped/Digital products & more: gói, nhóm sản phẩm, thuộc tính riêng biệt cho từng sản phẩm.
  • CMS system for static pages: trang tĩnh giúp thiết kế một cách độc lập với hệ thống sản phẩm và tạo ra sự tùy biến cho từng chiến lược bán hàng.
  • Good SEO performance: tối ưu sẵn có với các công cụ tìm kiếm, tích hợp sẵn SEO.
  • Advanced searching: tìm kiếm nâng cao và tùy chỉnh tìm kiếm, giúp bạn điều hướng được người sử dụng.
  • Layered/Filter navigation: tự tạo ra các bộ lọc thông minh, tùy chỉnh bộ lọc theo từng tình huống cụ thể giúp cho việc thể hiện sản phẩm, tìm kiếm sản phẩm một cách thông minh nhất.

Ngoài ra Magento còn có tính năng đồng bộ giúp đồng bộ hóa dữ liệu giữa phần mềm bạn đã có với một website mới toanh, cấu trúc được tối ưu hóa ngay từ đầu và một cộng đồng tích cực giữa người sử dụng và nhà phát triển.

Các tính năng và sự cải thiện của Magento 2

Phía trên đã nói qua về các tính năng cơ bản của Magento là gì cũng như vì sao nền sử dụng Magento. Tuy nhiên kể từ khi ra mắt Magento 2, Magento đã chỉnh sửa và cải thiện rất nhiều tính năng giúp đem lại trải nghiệm tốt hơn không chỉ với doanh nghiệp mà còn trải nghiệm người dùng. Điều này khiến Magento càng trở thành một nền tảng đáng sử dụng cho các doanh nghiệp. Vậy những tính năng nổi bật của Magento 2 là gì? Cùng tìm hiểu nhé!

Một số tính năng của Magento 2 có thể kể đến là:

Cải thiện tốc độ tải trang

Đem lại tốc độ tải trang nhanh hơn ít nhất 50% so với các nền tảng khác.

Thân thiện với mobile

Có thể quản trị trang web, cửa hàng của bạn ngay trên chiếc điện thoại thông minh của bạn.

Đơn giản hoá giao diện quản trị

Giờ đây người dùng không chuyên cũng có thể chỉnh sửa sản phẩm, web hoàn toàn dễ dàng mà không cần nhiều kiến thức về lập trình để xử lý.

Tích hợp các cổng thanh toán trực tuyến

Giờ đây Magento đã có sẵn càng cổng thanh toán trực tuyến được tích hợp trên hệ thống. Bạn hoàn toàn có thể tích hợp các cổng thanh toán trên hệ thống Magento vào hoặc lựa chọn các cổng thanh toán khác từ bên thứ 3.

Khả năng tự động mở rộng để chứa lưu lượng truy cập lớn

Việc xây dựng nền tảng thương mại điện tử đồng nghĩa với việc chấp nhận một số lượng lớn khách hàng vào website của bạn để mua hàng. Hệ thống Magento đã thấu hiểu điều này và tự động tăng tốc độ xử lý khi có lượng lớn người dùng truy cập vào trang.

Related Articles:   7 bước để tạo menu quản trị mới trong Magento 2

Hệ thống SEO

Giờ đây hệ thống Magento đã tự động thêm vào một hệ thống SEO giúp bạn quản lý các đường link trang web cũng như các hệ thống hiển thị khác như sitemap,… Giúp bạn có thể được dễ dàng tìm kiếm hơn trên Google.

Cải tiến bảo mật

Hiện nay Magento đã luôn được cập nhật và vá lỗi định kì, giúp việc đảm bảo các thông tin của cửa hàng hay doanh nghiệp được an toàn bảo mật hơn.

Đối tác Magento tại Việt Nam

Tại Việt Nam, có rất nhiều công ty sử dụng nền tảng Magento để xây dựng trang web như Api, Canon, Hp. Một số công ty tại Việt Nam đang dần nắm bắt được nhu cầu sử dụng Magento đã tập trung xây dựng các Magento extension và nằm trong top các công ty cung cấp extension trên thế giới như Magenest có trụ sở tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh. Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc đưa ra các giải pháp cho doanh nghiệp, SmartOSC tự hào là 1 trong những Magento partner có số lượng chứng chỉ Magento 2 nhiều nhất châu Á.

Từ 2015, hội thảo Meet Magento Vietnam thường niên được tổ chức (Hội thảo Meet Magento đầu tiên được tổ chức tại châu Á) tại Thành phố Hồ Chí Minh, đây là nơi gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm quý báu giữa các doanh nghiệp và agency. Hội thảo đã thu hút hơn 500 đại lý, đối tác dưới sự tài trợ của Dotmailer, Emarsys, Ontapgroup, Magestore,…

Một số công việc chính của một đối tác Magento:

  • Phát triển, tích hợp hay tùy biến theme
  • Tùy biến core của Magento nhằm đáp ứng các quy trình hoặc yêu cầu kinh doanh thực tế
  • Phát triển các extension mới
  • Tùy biến các extension có sẵn do các nhà cung cấp thứ ba phát triển
  • Tạo hoặc import danh mục (category) và sản phẩm
  • Tích hợp với các hệ thống khác như ERP, CRM, POS, các cổng thanh toán
  • Cập nhật các version mới khi Magento ra các phiên bản mới
  • Performance tuning

=>>>> Tham khảo thêm bài viết: https://www.smartosc.com/insights/Dich-vu-phat-trien-Magento-tron-goi

Có nên sử dụng Magento hay không?

Câu hỏi này có lẽ đã dễ trả lời hơn khi bạn đọc qua các tính năng của Magento cũng như những gì Magento mang lại với doanh nghiệp ở phía trên.

Có nên sử dụng Magento hay không?

Magento mang lại rất nhiều lợi ích với doanh nghiệp và người dùng, không bởi những tính năng vượt trội so với các nền tảng khác mà còn đem lại một trải nghiệm hoàn hảo khi người dùng mua sắm trên website thương mại điện tử của bạn.

Thay vì dùng các nền tảng khác như Shopify, WooCommerce rồi liên kết với các phần mềm bên thứ ba để sử dụng các tính năng, Magento sẽ đem lại trình quản trị “all-in-one”, tức tất cả trong một. Tuy rằng bạn có thể sử dụng nhiều nền tảng để tối ưu chi phí nhưng đó sẽ không phải lựa chọn cho các doanh nghiệp xác định mục tiêu lâu dài.

Vậy nên lựa chọn Magento sẽ lựa chọn khôn ngoan cho các doanh nghiệp thông minh. Điều duy nhất bạn cần lo lắng khi sử dụng Magento là Magento đòi hỏi bạn phải có đội ngũ lập trình chuyên sâu về lĩnh vực này. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể liên hệ SmartOSC  – đối tác chính thức của Magento Việt Nam để hỗ trợ. Hãy có thể liên hệ với chúng tôi để nhận được các tư vấn sâu hơn về Magento nói riêng và thương mại điện tử nói chung!

Nguồn bài viết: https://www.smartosc.com/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *


Our Ecosystem : Vietnam, Australia 1, Singapore 1, Thailand, Australia 2, Singapore 2, USA 1, Australia 3, Singapore 3, USA 2, Singapore 4, Australia 4, Ecommerce, USA 3, Meeting Room Booking, Visitor Management system