Magento Open-Source Vs Magento Commerce: Phiên Bản Nào Phù Hợp Với Doanh Nghiệp?

Magento Open-Source Vs Magento Commerce: Phiên Bản Nào Phù Hợp Với Doanh Nghiệp?

Điểm khác biệt giữa Magento Open-source vs Magento Commerce là gì? Đây chính là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp đều cân nhắc. Việc lựa chọn phiên bản Magento Open-source vs Magento Commerce thường rất khó để quyết định. Vì mỗi phiền bạn phục vụ, đáp ứng các nhu cầu khác nhau của từng doanh nghiệp. Có những lợi thế và bất lợi khác nhau ở cả hai phiên bản Magento Open-source vs Magento Commerce. Đặc biệt là vấn đề giá cả và các tuỳ chọn, tính năng mà các phiên bản này cung cấp.

Đối với hầu hết các chủ doanh nghiệp, sự khác biệt duy nhất giữa Magento Open-source vs Magento Commerce là chi phí. Đó chắc chắn là một yếu tố quan trọng, nhưng người dùng cần nghĩ về giá trị sử dụng thay vì chỉ cân nhắc về giá cả. Họ có thể lường trước những thách thức và khó khăn bằng việc tìm ra phiên bản nào đáp ứng nhu cầu và mục tiêu kinh doanh tốt hơn cho doanh nghiệp của mình.

Vậy nên, nếu bạn cân nhắc về vấn đề chi phí hay chưa nắm rõ tính năng từng phiên bản, thì bài viết này có lẽ là dành cho bạn.

Magento là gì?

Magento là một nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở, cung cấp cho doanh nghiệp một hệ thống website trực tuyến linh hoạt, cũng như kiểm soát giao diện, nội dung và chức năng trên hệ thống cửa hàng trực tuyến của họ. Từ tháng 4 năm 2021 thì Magento đã được Adobe đổi tên thành Adobe Commerce và duy trì tên này cho đến hiện nay.

Ngoài ra, Magento cũng giúp tối ưu các công cụ Marketing mạnh mẽ và các công cụ quản lý danh mục. Nền tảng này cho phép người dùng dễ dàng cài đặt và thêm bố cục cho trang web, mở rộng các chức năng nhằm mang lại các giải pháp thương mại điện tử linh hoạt, quản lý các chương trình hiệu quả với mức chi phí phù hợp, quản lý các chương trình xúc tiến thương mại, dễ dàng lựa chọn cổng thanh toán (hơn 50 cổng thanh toán được hỗ trợ).

Magento Open-source

Magento Open-source ban đầu được gọi là Magento Community Edition (hoặc CE), phiên bản miễn phí của Magento. Năm 2017, phiên bản Magento Community Edition được đổi tên thành Magento Open-source.

Magento Open-source là phiên bản tải xuống miễn phí và từ lâu đã là lựa chọn phổ biến cho các doanh nghiệp mô hình nhỏ và vừa (SMB – Small and Medium Business), những doanh nghiệp muốn có một nền tảng giàu tính năng, có khả năng mở rộng cao, có thể cạnh tranh trực tuyến với các tên tuổi lớn. Tuy nhiên, họ cũng sẽ phải cân nhắc khi dùng Magento Open-source do chi phí cao để duy trì và phát triển thêm những tính năng cần cho mô hình kinh doanh trên nền tảng Magento.

Related Articles:   Magento là gì và tại sao bạn nên sử dụng nó?

Một số ví dụ thương hiệu quốc tế sử dụng Magento Open-source: Brand Alley, Bucherer, PMT Music, PrettyLittleThing, The V&A, Erdem, Christian Louboutin, Tog24.

Phiên bản Magento Open-source
Phiên bản Magento Open-source

Magento Commerce

Magento Commerce trước đây được gọi là Magento Enterprise Edition (EE). Theo lý thuyết, phiên bản này nhằm vào các doanh nghiệp lớn hơn với yêu cầu dịch vụ hỗ trợ chất lượng cao và bộ chức năng rộng hơn. Trong khi sử dụng Magento Open-source miễn phí thì mức chi phí tối thiểu cho Magento Commerce từ $ 24.000 mỗi năm.

Magento Commerce vs Magento Open-source
Magento Commerce vs Magento Open-source

Magento Commerce được cung cấp dưới dạng giải pháp tại chỗ (On-premise) hoặc dưới dạng giải pháp lưu trữ dưới dạng dịch vụ (Magento Commerce Cloud). Cơ sở cho hai tùy chọn về cơ bản là giống nhau, tuy nhiên, Magento Commerce Could hỗ trợ tự động cập nhật ở một mức độ nhất định. Và chi phí cho Magento Commerce Cloud cao hơn một chút so với Magento Commerce (khoảng từ $40.000 mỗi năm)

Đáng chú ý là Magento Commerce đã được cải thiện đáng kể trong hai năm qua và có một số tính năng mới mang lại nhiều giá trị cho hầu hết các nhà bán lẻ (giúp cho việc kinh doanh trở nên dễ dàng hơn). Magento Commerce có những chức năng ưu việt mà Magento Open-source không có sẵn, ví dụ như trình tạo trang (Page Builder), mô-đun cho mô hình kinh doanh B2B, cài đặt và xem trước nội dung, giá trị gia tăng từ Magento BI, chức năng vận chuyển Magento,… Các chức năng này sẽ được phân tích bên dưới bài viết.

Một số ví dụ về thương hiệu lớn trên thế giới sử dụng Magento Commerce: Paul Smith, End Clothing, Made.com, Paperchase.

Related Articles:   Tiền tệ Magento 2 - Có tất cả các chi tiết tốt nhất ngay bây giờ!

So sánh Magento Open Source vs Magento Commerce: Sự khác biệt về chức năng

Dưới đây là một số chức năng có trong Magento Commerce và làm nên sự khác biệt giữa phiên bản này với Magento Open-source. 

Chức năng B2B

Chức năng B2B

Chức năng Magento B2B (được phát hành đúng vào năm 2018) là một sự cải tiến mang lại giá trị lớn cho nền tảng này, bao gồm một loạt các tính năng cho thương nhân B2B, ví dụ như: chức năng RfQ (báo giá và đàm phán), giá cả và danh mục riêng biệt cho từng phân loại khách hàng, hạn mức tín dụng, tùy chọn thanh toán nhanh, vai trò người dùng, giới hạn mua và quyền, tùy chọn thanh toán dành riêng cho khách hàng, giới hạn và ngưỡng mua cụ thể của khách hàng, hỗ trợ danh sách mua hàng nhanh chóng.. Bên cạnh đó, người dùng vẫn có thể mở rộng thêm các chức năng để phù hợp với mô hình kinh doanh của mình.

Page Builder (trước đây là Bluefoot CMS)

Page Builder (trước đây là Bluefoot CMS)

Đây là trình tạo trang cho phép người bán quản lý nội dung hiệu quả hơn. Trình tạo trang cho phép xây dựng nội dung với thao tác kéo thả kéo thả và khả năng xây dựng các thành phần để quản lý nội dung và trang. Người dùng có thể xem trước và dễ dàng chỉnh sửa nội dung ngay trong phần cài đặt.

Content staging, preview and scheduling – Dàn dựng nội dung, xem trước và lên lịch

Đây không phải là một tính năng mới, nhưng nó đã được nâng cấp để ổn định hơn và thân thiện với người dùng. Các tính năng này cho phép xem trước các thay đổi nội dung, lập lịch thay đổi và nhiệm vụ khác nhau – đây là tính năng được yêu cầu nâng cấp nhiều từ người dùng.

Visual merchandising – Bán hàng trực quan

Chức năng này khá cơ bản trong Magento, nhưng nó khá dễ sử dụng và ổn định hơn so với mô-đun Visual Merowderiser được Magento mua lại và đưa vào Magento Enterprise 1.13. Chức năng này hỗ trợ việc bán hàng dựa trên quy tắc (dựa trên các thuộc tính và logic được đặt trước), logic bán hàng được lưu và khả năng tối thiểu hóa các nhóm danh mục cùng một lúc.

Advanced marketing features – Các tính năng marketing nâng cao

Advanced marketing features – Các tính năng marketing nâng cao

Các tính năng marketing nâng cao, chẳng hạn như phân khúc khách hàng, theo dõi giỏ hàng chưa được thanh toán, tạo danh sách quà tặng, bán hàng riêng, điểm thưởng và tín dụng lưu trữ – mặc dù không phải người dùng nào cũng cần hết những chức năng này, nhưng chúng rất hữu ích cho những khách hàng cần sử dụng. 

Related Articles:   Magento 2 CAPTCHA: Hướng dẫn nhanh để kích hoạt trong vài phút

Magento BI

Magento BI, là một bổ sung rất hữu ích cho việc báo cáo cơ sở – cho phép người dùng nhanh chóng xem các báo cáo xung quanh những thứ như giá trị của mỗi khách hàng, thời gian chờ giữa các lần mua, rất nhiều chi tiết về những gì mà bán cho các loại khách hàng khác nhau.

Doanh nghiệp nên lựa chọn phiên bản nào giữa Magento Open-source vs Magento Commerce?

Magento Open-source là một lựa chọn tốt cho doanh nghiệp bán lẻ mà chưa có kế hoạch mở rộng cửa hàng trực tuyến của mình trong tương lai, kinh doanh trong một quốc gia và nội tệ, không cần thiết hỗ trợ 24/7 và có đội ngũ nhà phát triển riêng.

Doanh nghiệp nên lựa chọn phiên bản nào giữa Magento Open-source vs Magento Commerce?

Trong khi đó, Magento Commerce sẽ là một lựa chọn tốt cho những doanh nghiệp cần có chức năng tiếp thị và khuyến mãi nâng cao (đăng ký quà tặng, nhiều danh sách mong muốn, phần thưởng, giảm giá, ưu đãi đặc biệt, thẻ quà tặng và bán hàng riêng), cần nhiều chức năng vượt trội hơn so với những gì có sẵn trong phiên bản Open-source, cần dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7, kinh doanh quy mô toàn thế giới, sử dụng nhiều loại tiền tệ và ngôn ngữ, cần sử dụng các hình thức thanh toán khác nhau (kiểm tra đơn đặt hàng và mua hàng, PayPal), các giải pháp bảo mật như PCI DSS.

Hy vọng sau bài viết này, người đọc có thể hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa 2 phiên bản và có lựa chọn phù hợp cho yêu cầu của mình.

Nếu bạn cấn tư vấn thêm nên lựa chọn phiên bản nào để hợp với doanh nghiệp và ngân sách của bạn, hãy liên hệ đối tác chính thức của Magento Agency tại Việt Nam là SmartOSC để nhận được tư vấn nhé!

Nguồn bài viết: https://www.smartosc.com/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *


Our Ecosystem : Vietnam, Australia 1, Singapore 1, Thailand, Australia 2, Singapore 2, USA 1, Australia 3, Singapore 3, USA 2, Singapore 4, Australia 4, Ecommerce, USA 3, Meeting Room Booking, Visitor Management system