Bạn đang có nhu cầu thiết kế trang web bán hàng, kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử, bạn được rất nhiều bên chào mời dịch vụ và nhận thấy ngoài việc lựa chọn các đơn vị thiết kế website phù hợp với nhu cầu, chi phí bạn còn phải lựa chọn cho mình nền tảng xây dựng website thích hợp để hỗ trợ việc phát triển sau này. Đặc biệt nếu bạn đang so sánh Magento, WordPress, Shopify làm nền tảng xây dựng website, dưới đây, chúng tôi sẽ có một bài phân tích ba nền tảng này, hy vọng sẽ cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho bạn.
Table of Contents
- Các nền tảng thương mại điện tử phổ biến
- Tính năng nổi bật
- Chi phí dự kiến của các nền tảng
- Tích hợp hệ thống thanh toán API
- Tiện ích mở rộng
- Lưu trữ và bảo mật
- Khả năng Marketing của các nền tảng thương mại điện tử
- Customer Support
Các nền tảng thương mại điện tử phổ biến
Trước khi tiến hành so sánh Magento, WordPress, Shopify, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu khái niệm của ba nền tảng này nhé!
Magento
Magento là nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở cho phép người dùng có thể tạo ra cửa hàng trực tuyến, trong đó tích hợp cả các phương thức thanh toán, vận chuyển. Trong lĩnh vực thương mại điện tử, Magento chiếm 26% thị phần với mức tăng trưởng hàng năm đều đặn. Các tập đoàn lớn trên thế giới đang sử dụng nền tảng này có thể kể đến như CocaCola, Canon, Samsung….Magento có thể được xem là nền tảng thương mại điện tử mạnh nhất và vô cùng linh hoạt trong việc mở rộng quy mô.
WordPress
Chắc hẳn, WordPress là nền tảng không còn mấy xa lạ, là một mã nguồn mở của ngôn ngữ PHP hỗ trợ xây dựng và thiết kế blog cá nhân, theo các báo cáo, số lượng người dùng WordPress hàng năm đều tăng thêm theo cấp số nhân. Trước đây WordPress tập trung chủ yếu về việc xây dựng và thiết kế các website tin tức, doanh nghiệp…tuy nhiên trong những năm gần đây WordPress được khá nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ưa chuộng.
Shopify
Shopify là nền tảng thương mại điện tử cho phép bạn tạo trang web bán hàng online dựa trên mô hình Cloud SaaS. Tại đây, bạn có thể tạo cho mình một website bán hàng trực tuyến với tất cả những tính năng từ cơ bản như đăng sản phẩm, giỏ hàng, thanh toán, đến nâng cao như quản lý hàng hóa, quản lý người dùng hay kết nối mạng xã hội.
Tính năng nổi bật
Cả Magento, Shopify và WordPress đều cung cấp những tính năng nổi bật, hãy cùng chúng tôi điểm qua những tính năng ấy dưới đây:
Magento
- Quản lý sản phẩm: Tích hợp hình ảnh phong phú, gợi ý nhiều tùy chọn đánh giá, danh mục sản phẩm yêu thích, quản lý hàng tồn kho.
- Quản lý người dùng: Cho phép người dùng đăng ký tài khoản, kiểm soát tình trạng của tài khoản, lịch sử các giao dịch, đơn hàng, giỏ hàng…
- Quản lý category: Cho phép tìm kiếm và lựa chọn sản phẩm theo category nhanh chóng.
- Quản lý kho hàng: Quản lý việc nhập, xuất hàng hóa, số lượng hàng tồn kho,…
- Thanh toán: Tích hợp nhiều phương thức, module thanh toán khác nhau như: Paypal, thẻ tín dụng, ePay, CyberSource,…
- Dịch vụ khách hàng: Cung cấp nhiều hình thức liên hệ với khách hàng, hỗ trợ việc theo dõi toàn diện.
- Hỗ trợ đa ngôn ngữ, có khả năng dịch nhiều loại tiền tệ khác nhau.
- Hỗ trợ tìm kiếm trên SiteMap.
- Cho phép lựa chọn nhiều công cụ khuyến mãi và marketing khác nhau (phiếu giảm giá, voucher,…).
- Tích hợp với Google Analytics để phân tích hoạt động và đưa ra các báo cáo kết quả chính xác.
- Wish Lists: Lưu trữ, chia sẻ thông tin sản phẩm, cung cấp danh sách cho từng người dùng khác nhau.
- Multi store/Mall feature: Mang đến nhiều shop, điểm bán hàng, kho hàng khác nhau.
- Compare products: Cho phép người dùng đối chiếu, so sánh các sản phẩm với nhau.
- CMS system for static pages: Đây là trang tĩnh, được thiết kế hoàn toàn độc lập so với hệ thống sản phẩm, từ đó tạo ra sự tùy biến cho các chiến dịch bán hàng, marketing…
- Phân loại theo gói, nhóm,… dựa vào những thuộc tính riêng biệt của từng sản phẩm.
- Điều hướng: Cho phép xây dựng các bộ lọc thông minh để giúp việc tìm kiếm sản phẩm trở nên đơn giản, dễ dàng hơn đối với người dùng.
- Tìm kiếm nâng cao: Hỗ trợ đưa ra các tìm kiếm nâng cao, giúp điều hướng người dùng.
WordPress
Với WordPress, bạn có thể dễ dàng tạo bất kỳ loại trang web nào bạn muốn: blog cá nhân, photoblog, trang web doanh nghiệp, tạo portfolio chuyên nghiệp, website chính phủ, tạp chí hoặc trang web tin tức, cộng đồng trực tuyến, thậm chí xây dựng các mạng lưới trang web. Bạn có thể thiết kế trang web của bạn đẹp mắt và thu hút hơn với các chủ đề và giao diện, đồng thời mở rộng nó bằng các gói mở rộng.
Chi tiết:
- Khả năng đăng blog dễ dàng: Bạn có thể tạo các Bài đăng và Trang, định dạng chúng một cách dễ dàng, chèn phương tiện và xuất bản chỉ với thao tác nhấp vào nội dung của bạn trực tiếp và trên web.
- Công cụ xuất bản: WordPress giúp bạn quản lý nội dung của mình một cách linh hoạt và dễ dàng. Bạn có thể tạo bản nháp, xuất bản lịch biểu và xem các bài đăng của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt nội dung ở chế độ công khai hoặc riêng tư đồng thời bảo mật các bài đăng và trang bằng mật khẩu.
- Quản lý người dùng: Một điều hiển nhiên, không phải ai cũng yêu cầu quyền truy cập vào trang web của bạn. Quản trị viên của website, nhân viên thiết kế và nội dung, tác giả và cộng tác viên viết nội dung đó và người đăng ký có hồ sơ mà họ có thể quản lý. Điều này cho phép có nhiều người đóng góp vào trang web của bạn và giới hạn họ chỉ đơn giản là một phần trong cộng đồng của bạn.
- Quản lý Media: Bạn có thể tải hình ảnh, video và phương tiện lên WordPress một cách nhanh chóng và dễ dàng. Chỉ đơn giản với thao tác kéo và thả phương tiện của bạn vào trình tải lên để thêm nó vào trang web của bạn. Ngoài ra, bạn có thể thêm văn bản thay thế, chú thích, tiêu đề và chèn hình ảnh vào nội dung bài đăng. Thậm chí, WordPress còn thêm một vài công cụ chỉnh sửa hình ảnh mà bạn có thể sử dụng.
- Hệ thống giao diện đơn giản: WordPress được thiết kế sẵn ba giao diện mặc định, nhưng nếu bạn cần nhiều hơn, có hàng nghìn giao diện từ Thư mục giao diện để tạo một website đẹp mắt và thu hút người dùng. Nếu những lựa chọn trong thư mục ấy vẫn không phù hợp? Bạn cũng có thể tự tải lên giao diện của mình chỉ với một cú nhấp chuột. Sẽ chỉ mất vài giây để khoác một tấm áo mới cho website của bạn.
- Bình luận có sẵn: Blog cũng được xem như ngôi nhà của bạn và nhận xét cung cấp không gian cho bạn bè và người theo dõi của bạn tương tác với các nội dung mà bạn đã đăng. Công cụ nhận xét của WordPress cung cấp mọi thứ bạn cần để biến website của bạn thành diễn đàn thảo luận đồng thời kiểm duyệt cuộc thảo luận đó.
- Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm: WordPress được thiết kế để có thể tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm ngay trên hộp. Để kiểm soát SEO chi tiết hơn, WordPress cũng cung cấp rất nhiều plugin SEO để xử lý điều đó cho bạn.
- Sở hữu dữ liệu của bạn: Bạn có từng cảm thấy rất khó chịu khi quảng cáo xuất hiện tràn lan trên trang web của mình? Sử dụng WordPress đồng nghĩa với việc không ai có quyền truy cập vào nội dung của bạn.
Shopify
Khác với Magento và WordPress, Shopify cung cấp nhiều gói dịch vụ với nhiều công cụ khác nhau để giúp bạn thiết lập và điều hành công việc kinh doanh. Tùy thuộc vào gói mà bạn chọn, bạn có thể dễ dàng tìm thấy mọi thứ cần thiết để trưng bày các sản phẩm trực tuyến, xử lý thanh toán và vận hành cửa hàng. Shopify cung cấp:
►►►► Please visit our products: Magento POS, BigCommerce POS, Shopify POS, Woocommerce POS, NetSuite POS, Mobile POS, White label POS, Reseller POS, POS System for Retail and Commercetools POS
- Các chủ đề miễn phí trả phí trong Cửa hàng chủ đề Shopify sẽ giúp cửa hàng của bạn trở nên nổi bật và đẹp mắt so với các đối thủ cạnh tranh.
- Các ứng dụng miễn phí và trả phí từ Cửa hàng ứng dụng Shopify sẽ giúp bạn dễ dàng mở rộng chức năng của cửa hàng.
- Shopify sở hữu nhà cung cấp dịch vụ thanh toán riêng, cho phép thanh toán bằng thẻ tín dụng.
- Mở ra cơ hội phát triển cùng các kênh bán hàng và gói doanh nghiệp của Shopify dành cho người dùng bán hàng số lượng lớn muốn giảm phí giao dịch.
- Shopify Blog cung cấp các hướng dẫn và bài viết về cách thức vận hành cửa hàng và kết nối với khách hàng. Từ cộng đồng này, các chuyên gia trên toàn thế giới có thể giúp bạn thiết lập, thiết kế và tiếp thị cửa hàng của mình hiệu quả nhất.
- Đội ngũ hỗ trợ tận tâm và đắc lực luôn sẵn sàng trả lời thắc mắc của bạn 24/7, bất kể cửa hàng của bạn đang sử dụng gói dịch vụ nào.
Chi phí dự kiến của các nền tảng
Khi tìm hiểu và so sánh Magento, WordPress, Shopify, chắc hẳn tất cả chúng ta đều quan tâm đến chi phí khi sử dụng ba nền tảng này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn dưới đây nhé!
Magento – chi phí cao
Chi phí khi sử dụng các dịch vụ của Magento khá cao vì nền tảng này cung cấp nhiều giá trị hơn với khả năng lưu trữ đám mây hiệu suất cao và các tính năng bổ sung khác. Bạn có thể tải xuống miễn phí phần mềm cốt lõi của Magento nhưng ít nhất sẽ cần VPS để lưu trữ thông tin. Ngoài ra để sử dụng được các tiện ích mở rộng bạn cũng cần phải trả thêm tiền và điều này cũng làm chi phí tăng lên đáng kể.
Cùng tham khảo giá của các gói dịch vụ của Magento nhé:
- Gói Magento Commerce Starter: ít nhất $1600/tháng
- Gói Magento Commerce Pro: giá dựa vào tổng giá trị hằng năm của doanh nghiệp
WordPress – chi phí thấp
WordPress có chi phí sử dụng rẻ hơn so với Magento. Tuy nhiên, nếu bạn muốn sử dụng WordPress như một website bán hàng thì bạn cũng cần cài đặt thêm các thiết kế và tiện ích mở rộng để hoàn thiện trang web. Chi phí về các tiện ích mở rộng của WordPress cũng khá cao và ngoài ra các plugin của WordPress thường xuyên bị lỗi nên trong quá trình sử dụng trang web bạn có thể sẽ gặp khá nhiều vấn đề.
Dưới đây là bảng giá gói dịch vụ của WordPress:
- Gói Personal: $4/tháng
- Gói Premium: $8/tháng
- Gói Business: $25/tháng
- Gói eCommerce: $45/tháng
Shopify – cung cấp nhiều gói dịch vụ
Shopify cung cấp 3 gói dịch vụ chính:
- Gói Basic: 29$/1 tháng
- Gói Shopify: 79$/1 tháng
- Gói Advance: 299$/1 tháng
- Gói Shopify Plus dành cho khách hàng Enterprise, giá khởi điểm 2000$/tháng
Bên cạnh phí dịch vụ cố định hàng tháng, tùy vào nhu cầu mà bạn có thể tham khảo thêm những ứng dụng trả phí khác của các đối tác xây dựng tại Shopify App Store.
Tích hợp hệ thống thanh toán API
Khả năng tích hợp hệ thống thanh toán API cũng là một yếu tố không thể bỏ qua khi so sánh Magento, WordPress, Shopify với nhau.
Magento – Hệ thống API mở
API của Magento cho phép các nhà phát triển tích hợp đặc biệt là về các cổng thanh toán một cách dễ dàng. Nếu cổng thanh toán bạn đang tìm kiếm chưa có sẵn, bạn có thể tạo tiện ích mở rộng tùy chỉnh hoặc có thể sử dụng các liên kết đi kèm với PayPal, Authorize.net, Stripe, 2Checkout, Braintree, WePay, Google Checkout, Skrill… Có thể nói Magento rất có ưu thế trong việc kết nối với bên thứ ba, nếu bạn đang cần tìm nền tảng thương mại điện tử không giới hạn API thì Magento chắc chắn sẽ là lựa chọn số 1.
WordPress – Hệ thống API hạn chế
API của WordPress được hệ thống toàn bộ lại ở trang web codex. Hệ thống API của WordPress giúp các lập trình viên có thể dễ dàng can thiệp vào code đồng thời tùy chọn chỉnh sửa một cách đơn giản. Nếu so với Magento thì hệ thống API của WordPress có phần lép vế hơn một chút về khả năng kết nối với các bên thứ ba đặc biệt là với các phần mềm chuyên dụng của doanh nghiệp.
Shopify – Hệ thống API mở
Shopify cung cấp hệ thống API giúp bạn dễ dàng tích hợp với bất kỳ hệ thống của bên thứ ba nào hay hệ thống ERP, CRM nội bộ của doanh nghiệp. Dù cho cửa hàng trực tuyến của bạn có quy mô 10 đơn hàng hay 10.000 đơn hàng 1 ngày, Shopify đều có thể cung cấp giải pháp toàn diện cho bạn. Khả năng tùy biến và kết nối của Shopify gần như không có giới hạn với hệ sinh thái Shopify App và API.
Tiện ích mở rộng
Magento – Sẵn sàng mở rộng
Khi tin tưởng và lựa chọn Magento làm nền tảng kinh doanh, bạn chắc chắn sẽ không phải lo lắng về vấn đề mở rộng sau này. Với hệ thống nền tảng lớn mạnh và vững chắc, Magento cho phép các doanh nghiệp phát triển từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn mà không gặp bất kỳ trở ngại gì. Ngoài ra, khi sử dụng Magento, doanh nghiệp còn có thể tùy chọn thêm các ngành và tạo thêm các website, cửa hàng một cách dễ dàng.
WordPress – Hạn chế trong khả năng mở rộng
Một nhược điểm của WordPress đó chính là khi mô hình kinh doanh của bạn phát triển nhanh về cả số lượng đơn hàng, quy mô thị trường hay nguồn nhân lực… thì nền tảng này không thể đáp ứng được.
Shopify – Khả năng mở rộng cao
Bạn có thể bắt đầu kinh doanh với gói Cơ bản của Shopify. Khi doanh nghiệp của bạn phát triển, bạn có thể nâng cấp lên gói dịch vụ khác với nhiều tùy chọn và tính năng hơn. Ưu điểm lớn nhất của Shopify là bạn không cần quản lý cập nhật, bảo mật hoặc hiệu suất của cửa hàng.
Shopify đồng thời cũng chăm sóc thời gian hoạt động, tối ưu hóa tốc độ, sao lưu trang web và hơn thế nữa. Nếu bạn là người kỹ tính thì bạn có thể sử dụng dịch vụ doanh nghiệp của Shopify đi kèm với gói Shopify Line Plus. Các gói này rất tốn kém nhưng chúng tối thiểu hóa công việc của bạn từ đó bạn chỉ cần tập trung vào kế hoạch phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài ra, bạn cũng không cần phải thuê thêm nhân sự để quản lý trang web của mình, từ đó sẽ không phát sinh chi phí để xây dựng một thiết lập phù hợp để quản lý trang web. Tuy nhiên, bạn cũng sẽ cần lập kế hoạch tăng trưởng dài hạn để có thể trang trải các chi phí phải trả cho Shopify mỗi tháng.
Lưu trữ và bảo mật
Khả năng lưu trữ và bảo mật của các nền tảng khác nhau sẽ khác nhau. Cùng tiến hành so sánh Magento, WordPress, Shopify dưới đây nhé!
Magento
Mặc dù bản thương mại miễn phí cho người dùng, tuy nhiên bạn vẫn cần tìm kiếm và thiết lập máy chủ riêng cho mình. Magento sử dụng rất nhiều tài nguyên cho cả việc thiết lập và vận hành vì vậy những gói tài nguyên ít, giá rẻ chắc chắn sẽ không đủ để đáp ứng. Vì vậy, tốt nhất bạn nên sử dụng hẳn 1 máy chủ ảo riêng (VPS) để website của mình hoạt động trơn tru kể cả khi số lượng sản phẩm ngày càng tăng lên hoặc lưu lượng truy cập đồng thời cao hơn. Thêm vào đó, với Magento bạn cũng nên mua thêm CDN để tối ưu truy cập và tải hệ thống.
Về khả năng bảo mật, Magento có chứng nhận PCI và hỗ trợ bảo mật SSL và gần như dẫn đầu về khả năng bảo mật khi so sánh với các nền tảng TMĐT khác. Nhược điểm ở đây là các bản chỉnh sửa của Magento được đánh giá là khó sử dụng, những người mới làm quen với thương mại điện tử sẽ gặp khó khăn khi dùng, điều này dẫn đến một số lượng đáng kể các cửa hàng Magento đã lỗi thời.
WordPress
Còn đối với WordPress thì phức tạp hơn một chút. Nền tảng này được dùng nhiều nhất trên website nên nó là đối tượng thường xuyên bị hacker xăm soi tấn công. Chỉ với một lỗ hổng bảo mật nhỏ cũng có thể khiến các hacker tấn công hàng triệu site.
Tuy nhiên, trên thực tế thì bản thân nền tảng WordPress lại rất an toàn. Nếu bạn chăm chỉ thực hiện một số biện pháp phòng ngừa nhỏ như luôn cập nhật site, themes, plugins mỗi khi có thể thì sẽ rất an toàn. WordPress và cộng đồng phát triển thường xuất bản các bản vá nhằm chống lại các mối đe dọa mới nhất.
Ngoài ra, bạn cũng có thể cài đặt thêm các plugin và cấu hình bảo mật nâng cao. Điều này sẽ tăng cường mức độ an toàn cho trang web của bạn hơn rất nhiều.
Shopify
Shopify luôn cung cấp cho bạn chỗ đặt mã nguồn và khi cần thiết, Shopify sẽ cho bạn luôn domain miễn phí để thiết lập cho website của mình. Điều này giúp bạn dễ dàng hơn trong việc cài đặt trang bán hàng trực tuyến của mình, tuy nhiên sẽ tốn khá nhiều phí duy trì hàng tháng.
Về vấn đề bảo mật, Shopify cũng sẽ chịu trách nhiệm bảo mật cho mã nguồn và hệ thống của họ. Bạn có thể sử dụng chứng chỉ SSL cho website, tự động backup và tuân thủ PCI cấp 1.
Khả năng Marketing của các nền tảng thương mại điện tử
Khi so sánh Magento, WordPress và Shopify, chắc chắn khả năng Marketing là yếu tố không thể bỏ qua. Cả Magento, WordPress và Shopify đều cung cấp những công cụ và tính năng toàn diện cho phép bạn tiếp thị và quảng bá sản phẩm. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn xem chúng có gì nhé.
Khả năng SEO
- Magento cung cấp các tính năng vô cùng thú vị như SEO URLs thân thiện, thông tin meta, google sitemap, google content API để có thể dễ dàng mở rộng khả năng SEO của bạn.
- WordPress sẽ tối ưu SEO theo đề xuất của Google.
- Shopify thì cung cấp các tính năng cơ bản bạn cần như file robot.txt, sitemap.xml, các thẻ URL chuẩn để tránh bị trùng lặp nội dung, các mô tả meta có thể chỉnh sửa, thẻ tiêu đề và URLs.
Magento và Shopify được thiết kế để có thể tích hợp dễ dàng với Google Analytics để bạn có thể theo dõi lưu lượng truy cập mà bạn tạo ra từ các công cụ tìm kiếm.
Tính năng truyền thông xã hội (social media)
- Magento không cung cấp tính năng này. Tuy nhiên, nhờ vào khả năng liên kết với bên thứ ba, bạn có thể dễ dàng tích hợp các ứng dụng bổ sung để tạo ra tính năng mình muốn.
- WordPress và Shopify ghi điểm ở mục này vì họ cung cấp các tùy chọn để bạn quảng bá sản phẩm trên các nền tảng mạng xã hội.
Bảng tin (Newsletter)
Bảng tin ở đây được hiểu là những thông báo đến email của khách hàng, cho biết cửa hàng của bạn đang có chương trình khuyến mãi nào…Bạn có thể tích hợp vào hệ thống của mã nguồn với coupon (phiếu giảm giá) và chạy sự kiện khuyến mãi ngay trong bản tin gửi đến khách hàng.
Magento cung cấp dịch vụ đăng ký nhận thông tin tốt hơn so với Shopify. Với WordPress, để thêm tính năng Newsletter và cho phép bạn tạo các chiến dịch bằng cách sử dụng trình tạo mẫu kéo thả, bạn chỉ cần sử dụng Jackmail.
Tuy nhiên trên thực tế, phần lớn mọi người đều lựa chọn dịch vụ của bên thứ ba như MailChimp, SendGrid, GetResponse để gửi email marketing hoặc email số lượng lớn.
Customer Support
Để so sánh Magento, WordPress, Shopify về phần Customer Support, Magenest sẽ phân tích cho bạn chi tiết như sau:
Magento: Hiện tại, dịch vụ hỗ trợ khách hàng của Magento gồm có 3 phần chính sau:
- Liên hệ số điện thoại: SmartOSC sẽ hỗ trợ khách hàng trực tiếp với những đường dây điện thoại tại Mỹ, Châu Âu, Châu Á-Thái Bình Dương.
- Request a free demo: Khách hàng có thể đặt lịch dùng thử Magento khi để lại thông tin liên lạc cá nhân như họ tên, số điện thoại, email, quốc gia và chức vụ trong công ty.
- Submit a support ticket: Trong trường hợp gặp lỗi/vấn đề khi sử dụng Magento, khách hàng hoàn toàn có thể gửi yêu cầu hỗ trợ tới Help Center, tuy nhiên phần này chỉ dành cho những tài khoản trả phí.
WordPress: Dịch vụ hỗ trợ của WordPress gồm có 4 phần chính sau:
- Liên hệ số điện thoại: 1-877 273-3049. Tuy nhiên khách hàng cần cảnh giác với những trường hợp lừa đảo, bởi hiện tại có rất nhiều công ty tự xưng là dịch vụ hỗ trợ/giải quyết những vấn đề trên WordPress.
- Support documentation: Khách hàng có thể tìm thấy thư viện tài liệu và video hướng dẫn xây dựng Website, viết content hay các tính năng tùy chỉnh.
- Support forum: Khách hàng có thể đặt mọi câu hỏi, và thắc mắc này sẽ được giải đáp bởi đội ngũ WordPress hay những thành viên ‘gạo cội’ trong cộng đồng WordPress. Những tài liệu hỗ trợ trong các forums luôn có sẵn để người dùng tham khảo!
- Live chat support: Đây là tính năng dành cho gói Premium hoặc Business. Đội ngũ hỗ trợ Live Chat của WordPress – Happiness Engineer sẽ hỗ trợ giải đáp những câu hỏi mà bạn không tìm thấy tại những tài liệu hoặc trên forum.
Shopify: Dịch vụ hỗ trợ của WordPress gồm có 3 phần chính sau:
- Shopify Community: Với cộng đồng 740.000+ thành viên, và hơn 800.000+ bài đăng. Shopify Community sẽ là nơi để bạn tìm kiếm câu trả lời!
- Shopify Help Center: Đội ngũ Shopify sẽ hỗ trợ khách hàng với những tài liệu riêng biệt dựa trên từng khâu như Start, Sell, Manage, Market và Expand.
- Contact Support: Với tính năng này, người dùng cần đăng nhập tài khoản, mô tả ngắn gọn vấn đề/thắc mắc mình đang gặp phải. Sau đó, Shopify sẽ gợi ý những post có thể giải đáp cho khách hàng.
Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có thể chọn cho mình một nền tảng thương mại điện tử phù hợp nhất khi so sánh Magento, WordPress, Shopify. Nếu có bất kỳ câu hỏi gì, hãy để lại bình luận dưới bài viết này để được giải đáp nhé!
►►►► Our related services: Bigcommerce BackOrder, Bigcommerce automation, BigCommerce Integration, Automation Template, IT jobs in Vietnam, tuyển dụng fresher, tuyển dụng IT, tìm việc IT, việc làm IT