Magento là gì? Vai trò của Magento đối với doanh nghiệp Việt Nam
Trong thời kỳ phát triển không ngừng nghỉ của công nghệ, không thể phủ nhận tầm quan trọng của eCommerce trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Trong vài năm trở lại đây, cụm từ “Magento Việt Nam” hay “Magento Vietnam” đang dần trở thành những từ được tìm kiếm nhiều trong giới doanh nghiệp ở Việt Nam. Vậy Magento là gì? Nó có đóng góp gì trong quá trình xây dựng eCommerce website cho doanh nghiệp? Trong bài viết sau đây, Magenest xin chia sẻ những thông tin bổ ích về Magento.
Magento là gì? Tổng quan về Magento
Nhiều doanh nghiệp khi bắt đầu triển khai website thương mại điện tử, đều có câu hỏi Magento là gì? Magento có thực sự là nền tảng thương mại điện tử hàng đầu?
Magento là một nền tảng eCommerce giúp tạo ra 1 hệ thống web thương mại điện tử. Được khởi tạo từ Zend Framework, nó sử dụng các mô hình thực thể thuộc tính giá trị cơ sở dữ liệu (EAV – entity-attribute-value) để lưu trữ dữ liệu.
Magento cung cấp hai nền tảng khác nhau: Magento Open Source (trước đây là Magento Community Edition) và Magento Commerce; phiên bản thứ hai có sẵn trong phiên bản on-premises (trước đây là Magento Enterprise Edition) hoặc dưới dạng platform-as-a-service (trước đây là Magento Enterprise Cloud Edition). Ngoài ra, có hai nền tảng trước đó là Magento Professional Edition và Magento Go.
Magento Open Source là phiên bản miễn phí của Magento có sẵn. Trong khi đó phiên bản Magento Commerce là bản trả phí, thường được các doanh nghiệp lớn sử dụng.
Lịch sử hình thành Magento
Magento khởi đầu là 1 công ty Varien của Ý.
2007: Phát triển bởi Roy Rubin và Yoav Kutner. Phiên bản đầu tiên được ra mắt vào tháng 8 năm 2007
2008: Được đặt tên là Bento. Phiên bản cộng đồng đầu tiên được giới thiệu vào tháng 6 năm 2008.
►►►► Please visit our products: Magento POS, BigCommerce POS, Shopify POS, Woocommerce POS, NetSuite POS, Mobile POS, White label POS, Reseller POS, POS System for Retail and Commercetools POS
2009: Magento có số người sử dụng tăng mạnh. Bản trả phí được phát hành vào tháng 4 năm 2009
2011: eBay đầu tư mua Magento, với mục tiêu phát triển Magento Enterprise (phiên bản Magento chuyên nghiệp tích hợp các tính năng mạnh mẽ nhất cho các website “khủng” của các shop bán hàng lớn) và Magento Go (phiên bản Magento có trả phí hàng tháng, chủ yếu bao gồm dịch vụ Hosting cho website của người sử dụng)
2015: Magento chính thức dừng cung cấp dịch vụ Magento Go
2017: Quỹ đầu tư Hillhouse đầu tư 250 triệu USD vào Magento
2018: Adobe mua lại Magento với giá 1.68 tỷ USD, Adobe đã tìm cách đa dạng hóa các sản phẩm truyền thông kỹ thuật số khiến nó trở thành một trong những công ty phần mềm lớn nhất thế giới và việc mua lại Magento lần này thể hiện mục tiêu tiến sâu vào ngành thương mại điện tử.
Magento là gì? Tại sao nên sử dụng Magento?
Có hàng nghìn nền tảng eCommerce trên thế giới, vậy điều gì khiến Magento trở nên nổi bật?
Thứ 1, Magento có thể áp dụng cho nhiều đối tượng khách hàng doanh nghiệp. Khác với tại nước ngoài, Magento chủ yếu được sử dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Ở Việt Nam, các doanh nghiệp từ trung bình đến lớn lại phù hợp hơn với nền tảng này. Nguyên do chính nằm ở việc Magento bản chất là một open source nên rất dễ tích hợp với các hệ thống khác.
Thứ 2, Khi nhắc đến các nền tảng eCommerce có thể nghĩ ngay đến các platform open source và closed source
- Với các nền tảng open source khác (vd: WooCommerce), có thể khẳng định được vị thế của Magento cũng bởi vì khả năng tích hợp của nó.
- Với các nền tảng close source (vd: demandware vs hybrid), khả năng tích hợp của chúng rất khó và đắt
Thứ 3, Magento có ecosystem mạnh mẽ, giúp các doanh nghiệp dễ dàng thêm theme và extension. Đặc biệt Magento phiên bản 2 có nhiều nâng cấp, thân thiện người dùng và giúp các doanh nghiệp dễ dàng tích hợp các tính năng như CRM, Accounting, Payment Gateways và các hệ thống ERP.
Các tính năng cơ bản của Magento
Magento cung cấp các tính năng cơ bản của một website thương mại như:
- Quản lý sản phẩm, ngành hàng, kho hàng: Tích hợp nhiều hình ảnh, tùy chọn đánh giá sản phẩm, danh mục ưa thích và quản lý xuất nhập khẩu tồn kho.
- Quản lý User: Nhanh chóng tạo, update tài khoản, lịch sử giao dịch, danh mục ưa thích, địa chỉ, giỏ hàng…
- Dịch vụ khách hàng: Tăng cường các tính năng, hình thức liên hệ khách hàng, theo dõi toàn diện, dịch vụ email.
- Thanh toán: Nhiều phương thức thanh toán như thẻ tín dụng, Paypal, Authorize.net, Google Checkout, hỗ trợ các module thanh toán bên ngoài như CyberSource, ePay, eWAY,…
- Công nghệ tìm kiếm: Nhanh chóng, tiện lợi, hỗ trợ tìm kiếm trên Google SiteMap.
- Hỗ trợ ngôn ngữ và quy đổi tiền tệ.
- Công cụ khuyến mãi và tiếp thị: Phiếu giảm giá, khuyến mãi và nhiều tùy chọn.
- Phân tích và báo cáo: Tích hợp với dịch vụ Google Analytics và cung cấp nhiều báo cáo.
Các tính năng nổi bật của Magento so với các nền tảng khác
Magento đã vượt qua khỏi các tính năng hạn chế của mã nguồn mở và có được các tính năng hữu ích nhất trong một phiên bản miễn phí, trong đó nổi bật nhất là:
- Wishlists: chia sẻ, lưu trữ sản phẩm, danh sách sản phẩm cho mỗi user.
- Multi store/mall feature: nhiều cửa hàng, kho hàng, điểm bán hàng.
- Email lists: danh sách Email, lọc, sắp xếp và lưu trữ, phục vụ cho việc marketing.
- Compare products: so sánh, đối chiếu sản phẩm.
- Bundle/Grouped/Digital products & more: gói, nhóm sản phẩm, thuộc tính riêng biệt cho từng sản phẩm.
- CMS system for static pages: trang tĩnh giúp thiết kế một cách độc lập với hệ thống sản phẩm và tạo ra sự tùy biến cho từng chiến lược bán hàng.
- Good SEO performance: tối ưu sẵn có với các công cụ tìm kiếm, tích hợp sẵn SEO.
- Advanced searching: tìm kiếm nâng cao và tùy chỉnh tìm kiếm, giúp bạn điều hướng được người sử dụng.
- Layered/Filter navigation: tự tạo ra các bộ lọc thông minh, tùy chỉnh bộ lọc theo từng tình huống cụ thể giúp cho việc thể hiện sản phẩm, tìm kiếm sản phẩm một cách thông minh nhất.
Ngoài ra Magento còn có tính năng đồng bộ giúp đồng bộ hóa dữ liệu giữa phần mềm bạn đã có với một website mới toanh, cấu trúc được tối ưu hóa ngay từ đầu và một cộng đồng tích cực giữa người sử dụng và nhà phát triển.
Magento tại Việt Nam
Tại Việt Nam, có rất nhiều công ty sử dụng nền tảng Magento để xây dựng trang web như Api, Canon, Hp. Một số công ty tại Việt Nam đang dần nắm bắt được nhu cầu sử dụng Magento đã tập trung xây dựng các Magento extension và nằm trong top các công ty cung cấp extension trên thế giới như Magenest có trụ sở tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh. Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc đưa ra các giải pháp cho doanh nghiệp, Magenest tự hào là 1 trong những Magento partner có số lượng chứng chỉ Magento 2 nhiều nhất châu Á.
Từ 2015, hội thảo Meet Magento Vietnam thường niên được tổ chức (Hội thảo Meet Magento đầu tiên được tổ chức tại châu Á) tại Thành phố Hồ Chí Minh, đây là nơi gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm quý báu giữa các doanh nghiệp và agency. Hội thảo đã thu hút hơn 500 đại lý, đối tác dưới sự tài trợ của Dotmailer, Emarsys, Ontapgroup, Magestore,…
Một số công việc chính của một agency cung cấp mã nguồn mở Magento:
- Phát triển, tích hợp hay tùy biến theme
- Tùy biến core của Magento nhằm đáp ứng các quy trình hoặc yêu cầu kinh doanh thực tế
- Phát triển các extension mới
- Tùy biến các extension có sẵn do các nhà cung cấp thứ ba phát triển
- Tạo hoặc import danh mục (category) và sản phẩm
- Tích hợp với các hệ thống khác như ERP, CRM, POS, các cổng thanh toán
- Cập nhật các version mới khi Magento ra các phiên bản mới
- Performance tuning
Hiện tại ở Việt Nam công ty SmartOSC là đơn vị hàng đầu cho dịch vụ triển khai Magento tại Việt Nam. Bạn có thể truy cập Tại Đây để kết nối với SmartOSC.
►►►► Our related services: Bigcommerce BackOrder, Bigcommerce automation, BigCommerce Integration, Automation Template, IT jobs in Vietnam, tuyển dụng fresher, tuyển dụng IT, tìm việc IT, việc làm IT